Tài liệu

TCVN 197-1:2014

ISO 6892-1:2009

VẬT LIỆU KIM LOẠI – THỬ KÉO – PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP THỬ Ở NHIỆT ĐỘ PHÒNG
Metallic materials – Tensile testing – Part 1: Method of test at room temperature

 

Lời nói đầu

TCVN 197-1:2014 hoàn toàn tương đương ISO 6892-1:2009.

TCVN 197-1:2014 thay thế TCVN 197:2002 (ISO 6892:1998).

TCVN 197-1:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 164, Thử cơ lý kim loại biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 197 (ISO 6892), Vật liệu kim loại – Thử kéo gồm các phần sau:

– Phần 1: Phương pháp thử ở nhiệt độ phòng;

– Phần 2: Phương pháp thử ở nhiệt độ cao.

Lời giới thiệu

Trong quá trình thỏa thuận về tốc độ thử khi soạn thảo TCVN 197:2002 (ISO 6892:1998) đã đi đến quyết định khuyến nghị sử dụng việc điều chỉnh tốc độ kéo căng cho các lần soát xét trong tương lai.

Trong tiêu chuẩn này có hai phương pháp thử các tốc độ sẵn có. Phương pháp thứ nhất, phương pháp A dựa trên các tốc độ kéo (bao gồm cả tốc độ riêng của con trượt đầu kéo) và phương pháp thứ hai, phương pháp B dựa trên các tốc độ ứng suất. Phương pháp A được dùng để giảm tới mức tối thiểu sự thay đổi của các tốc độ thử trong quá trình theo thời gian khi xác định các thông số nhạy cảm với tốc độ biến dạng và để giảm tới mức tối thiểu độ không đảm bảo đo của các kết quả thử.

 

VẬT LIỆU KIM LOẠI – THỬ KÉO – PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP THỬ Ở NHIỆT ĐỘ PHÒNG
Metallic materials – Tensile testing – Part 1: Method of test at room temperature

1.   Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử kéo vật liệu kim loại và cơ tính được xác định ở nhiệt độ phòng.

CHÚ THÍCH: Phụ lục A đưa ra các khuyến nghị bổ sung về các máy thử được điều khiển bằng máy tính (computer).

2.   Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có)..

TCVN 4398 (ISO 377), Thép và sản phẩm thép – Vị trí lấy mẫu, chuẩn bị phôi mẫu và mẫu thử cơ tính.

TCVN 10600-1 (ISO 7500-1), Vật liệu kim loại – Kiểm tra các máy thử tĩnh một trục – Phần 1: Các máy thử kéo/nén – Kiểm tra và hiệu chuẩn hệ thống đo lực.

TCVN 10601 (ISO 9513), Vật liệu kim loại – Hiệu chuẩn các hệ thống giãn kế sử dụng trong thử nghiệm một trục.

ISO 2566-1, Steel – conversion of elongation values – Part 1: Carbon and lon alloy steels (Thép – chuyển đổi các giá trị độ giãn dài – Phần 1: Thép cacbon và thép hợp kim thấp).

ISO 2566-2, Steel – conversion of elongation values – Part 2: Austenitic steels (Thép – chuyển đổi các giá trị độ giãn dài – Phần 2: Thép austenit)

3.   Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Chiều dài cữ (gauge length), L

Chiều dài của phần song song của mẫu thử trên đó đo độ giãn dài tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình thử.

[ISO/TR 25679:2005[3]]

3.1.1. Chiều dài cữ ban đầu (Original gauge length), Lo

Chiều dài giữa các vạch dấu của chiều dài cữ (3.1) trên mẫu thử được đo trước khi thử ở nhiệt độ phòng.

CHÚ THÍCH: Được sửa lại cho phù hợp từ ISO/TRR 25679:2005[3]

3.1.2. Chiều dài cữ cuối cùng sau khi đứt (final gauge length after rupture), Lu

Chiều dài giữa các vạch dấu của chiều dài cữ (3.1) trên mẫu thử được đo sau khi đứt ở nhiệt độ phòng, hai mảnh của mẫu thử đã được chắp lại với nhau một cách cẩn thận sao cho các đường trục của chúng nằm trên một đường thẳng

CHÚ THÍCH: Được sửa lại cho phù hợp từ [ISO/TR 25679:2005[3]]

3.2. Chiều dài phần song song (parallel length), Lc

Chiều dài của phần song song có tiết diện giảm đi của mẫu thử

[ISO/TR 25679:2005[3]]

CHÚ THÍCH: Khái niệm chiều dài phần song song được thay thế bằng khái niệm khoảng cách giữa các chấu kẹp đối với các mẫu thử không được gia công cơ.

3.3. Độ giãn dài (elongation)

Độ tăng của chiều dài cữ ban đầu (3.1.1) ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình thử.

CHÚ THÍCH: Được sửa lại cho phù hợp từ [ISO/TR 25679:2005[3]]

3.4. Độ giãn dài tương đối (percentage elongation)

Độ giãn dài được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của chiều dài cữ ban đầu, Lo (3.1.1)

[ISO/TR 25679:2005[3]]

3.4.1. Độ giãn dài dư tương đối (percentage permanent elongation)

Độ tăng của chiều dài cữ ban đầu (3.1.1) của một mẫu thử sau khi dỡ bỏ ứng suất quy định, được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của chiều dài cữ ban đầu, Lo

[ISO/TR 25679:2005[3]]

3.4.2. Độ giãn dài tương đối sau khi đứt (percentage elongation after fracture), A

Độ giãn dài dư của chiều dài cữ sau đứt (Lu – Lo), được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của chiều dài cữ ban đầu, Lo

CHÚ THÍCH: Đối với các mẫu thử tỷ lệ, nếu chiều dài đo không bằng 5,65 1), trong đó So là diện tích mặt cắt ngang ban đầu của đoạn song song thì nên bổ sung cho ký hiệu A một chỉ số dưới dòng để chỉ hệ số tỷ lệ được sử dụng, ví dụ, A11,3chỉ độ giãn dài theo tỷ lệ phần trăm của chiều dài đo Lo

Đối với các mẫu thử không tỷ lệ (xem Phụ lục B) nên bổ sung cho ký hiệu A một chỉ số dưới dòng để chỉ chiều dài cữ ban đầu được sử dụng, tính bằng milimet, ví dụ, A80mm chỉ độ giãn dài tương đối của chiều dài cữ Lo bằng 80mm.

3.5. Chiều dài cữ của máy đo độ giãn (extensomenter gauge length), Le

Chiều dài cữ ban đầu của máy đo độ giãn dùng để đo độ giãn bằng một máy đo độ giãn

CHÚ THÍCH 1: Được sửa lại cho phù hợp từ [ISO/TR 25679:2005[3]]

CHÚ THÍCH 2: Để đo các thông số giới hạn chảy và giới hạn dẻo, Le nên vượt qua chiều dài phần song song càng nhiều càng tốt trong mức có thể. Một cách lý tưởng, giá trị nhỏ nhất của Le nên lớn hơn 0,50Lo nhưng nhỏ hơn 0,9Lc. Yêu cầu này đảm bảo cho máy đo độ giãn phát hiện được tất cả các sự cố về chảy xuất hiện trong mẫu thử. Hơn nữa, để đo các thông số “tại” hoặc “sau khi đạt được” lực lớn nhất, Le nên xấp xỉ bằng Lo

3.6. Độ giãn (extension)

Độ tăng của chiều dài cữ của máy đo độ giãn, Le (3.5) tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình thử [ISO/TR 25679:2005[3]]

3.6.1. Độ giãn tương đối (percentage extension, “strain”)

Độ giãn được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của chiều dài cữ của máy đo độ giãn, Le (3.5).

3.6.2. Độ giãn dư tương đối (percentage permanent extension)

Độ tăng của chiều dài cữ của máy đo độ giãn sau khi dỡ bỏ ứng suất quy định khỏi mẫu thử, được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của chiều dài cữ của máy đo độ giãn, Le (3.5)

[ISO/TR 25679:2005[3]]

3.6.3. Độ giãn tương đối tại điểm chảy (percentage field point extension), Ae

Ở các vật liệu chảy không liên tục, độ giãn giữa lúc bắt đầu chảy và bắt đầu có sự tăng bền cơ học đồng đều, được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của chiều dài cữ của máy đo độ giãn, Le (3.5)

CHÚ THÍCH: Được sửa lại cho phù hợp từ ISO/TR25679:2005[3]

Xem Hình 7.

3.6.4. Độ giãn tương đối tổng tại lực lớn nhất (percentage total extension at maximum force), Agt

Độ giãn dài tổng (độ giãn đàn hồi cộng với độ giãn dẻo) ở lực lớn nhất được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của chiều dài cữ của máy đo độ giãn, Le (3.5)

Xem Hình 1.

3.6.5. Độ giãn dẻo tương đối tại lực lớn nhất (pencentage plastic extension at maximum force), Ag

Độ giãn dẻo ở lực lớn nhất, được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của chiều dài cữ của máy đo độ giãn, Le (3.5)

Xem Hình 1.

3.6.6. Độ giãn tương đối tổng khi đứt (percentage total extension at fracture), At

Độ giãn dài tổng (độ giãn đàn hồi cộng với độ giãn dẻo) tại thời điểm đứt, được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của chiều dài cữ của máy đo độ giãn, Le (3.5). Xem Hình 1.

3.7. Tốc độ thử (Testing rate)

3.7.1. Tốc độ biến dạng (strain rate),

Độ tăng của biến dạng được đo bằng máy đo độ giãn, trong chiều dài cữ của máy đo độ giãn, Le (3.5) trong một đơn vị thời gian.

CHÚ THÍCH: Xem 3.5.

3.7.2. Tốc độ biến dạng được đánh giá trên chiều dài đoạn song song

(estimated strain rate over the parasel length),

Giá trị độ tăng của biến dạng trên chiều dài phần song song, Lc (3.2) của mẫu thử trên thời gian dựa trên tốc độ con trượt đầu kéo (xem 3.7.3) và chiều dài phần song song của mẫu thử.

3.7.3. Tốc độ con trượt đầu kéo (crosshead separation rate), vc

Khoảng dịch chuyển của con trượt đầu kéo trên (đơn vị) thời gian.

3.7.4. Tốc độ ứng suất (stress rate), R

Độ tăng của ứng suất trên (đơn vị) thời gian

CHÚ THÍCH: Chỉ nên sử dụng tốc độ ứng suất trong phần đàn hồi của thử nghiệm (phương pháp B).

3.8. Độ thắt tương đối (percentage reduction area), Z

Độ thay đổi lớn nhất của diện tích mặt cắt ngang xảy ra trong quá trình thử (So – Su) được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm của diện tích mặt cắt ngang ban đầu, So

3.9. Lực lớn nhất (maximum force)

CHÚ THÍCH: Đối với các vật liệu có biểu hiện chảy không liên tục nhưng khi không có sự tăng bền cơ học thì Fm không được quy định trong tiêu chuẩn này [xem ghi chú cuối trang cho Hình 8c)]

3.9.1. Lực lớn nhất (maximum force), Fm

(Đối với các vật liệu không có biểu hiện chảy không liên tục) lực lớn nhất mà mẫu thử phải chịu trong quá trình thử.

3.9.2. Lực lớn nhất (maximum force), Fm

(Đối với các vật liệu có biểu hiện chảy không liên tục) lực lớn nhất mà mẫu thử phải chịu trong quá trình thử sau khi bắt đầu có tăng bền cơ học.

CHÚ THÍCH: Xem Hình 8a) và b)

3.10. Ứng suất (stress)

Tỷ số của lực và diện tích mặt cắt ngang ban đầu, So của mẫu thử tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình thử.

CHÚ THÍCH 1: Được sửa lại cho phù hợp từ [ISO/TR 25679:2005[3]]

CHÚ THÍCH 2: Tất cả các viện dẫn về ứng suất trong tiêu chuẩn này là các ứng suất kỹ thuật

CHÚ THÍCH 3: Tùy theo yêu cầu, các tên gọi “lực”, “ứng suất” hoặc “độ giãn”, “độ giãn dài tương đối” và “biến dạng” được sử dụng cho các trường hợp khác nhau (như các ký hiệu đường trục của hình vẽ hoặc trong các giải thích về xác định các tính chất khác nhau). Tuy nhiên đối với mô tả chung hoặc định nghĩa một điểm đã được xác định trên một đường cong, các tên gọi “lực” và “ứng suất” hoặc “độ giãn”, “độ giãn dài tương đối” và “biến dạng” có thể thay thế cho nhau.

3.10.1. Giới hạn bền kéo (tensile strength), Rm

Ứng suất tương ứng với lực lớn nhất, Fm (3.9)

[ISO/TR 25679:2005[3]]

3.10.2. Giới hạn chảy (yield strength)

Khi vật liệu kim loại biểu lộ hiện tượng chảy, ứng suất tương ứng với điểm đạt được trong quá trình thử tại đó xảy ra biến dạng dẻo mà không có bất cứ sự tăng lên nào của lực.

CHÚ THÍCH: Được sửa lại cho phù hợp từ [ISO/TR 25679:2005[3]]

3.10.2.1. Giới hạn chảy trên (upper yield strength), ReH

Giá trị lớn nhất của ứng suất (3.10) trước khi có sự giảm lần đầu tiên của lực

CHÚ THÍCH: Được sửa lại cho phù hợp từ [ISO/TR 25679:2005[3]]

Xem Hình 2.

3.10.2.2. Giới hạn chảy dưới (lower field strength), ReL

Giá trị thấp nhất của ứng suất (3.10) trong quá trình chảy dẻo khi bỏ qua bất cứ các ảnh hưởng chuyển tiếp ban đầu nào.

[ISO/TR 25679:2005[3]]

Xem Hình 2.

3.10.3. Giới hạn dẻo, độ giãn dẻo (poof strength, plastic extension), Rp

Ứng suất tại đó độ giãn dẻo bằng một tỷ lệ phần trăm quy định của chiều dài cữ của máy đo độ giãn, Le (3.5)

CHÚ THÍCH 1: Được sửa lại cho phù hợp từ ISO/TR 25679:2005 “giới hạn dẻo, độ giãn không tỷ lệ”.

CHÚ THÍCH 2: Bổ sung thêm một tiếp vị ngữ vào chỉ số dưới dòng để chỉ tỷ lệ theo phần trăm đã mô tả, ví dụ Rpo,2

Xem Hình 3.

3.10.4. Giới hạn dẻo, độ giãn dài tổng (poof strength, total extension), Rt

Ứng suất tại đó độ giãn dài tổng (độ giãn đàn hồi cộng với độ giãn dẻo) bằng một tỷ lệ phần trăm quy định của chiều dài cữ của máy đo độ giãn, Le (3.5).

CHÚ THÍCH 1: Được sửa lại cho phù hợp từ [ISO/TR 25679:2005[3]]

CHÚ THÍCH 2: Bổ sung thêm một tiếp vị ngữ vào chỉ số dưới dòng để chỉ tỷ lệ phần trăm đã mô tả, ví dụ Rt0,5

Xem Hình 4.

3.10.5. Giới hạn bền quy ước (permanent set strength), Rr

Ứng suất tại đó sau khi dỡ bỏ lực, độ giãn dài dư hoặc độ giãn dư quy định được biểu thị bằng một tỷ lệ phần trăm của chiều dài cữ ban đầu, Lo (3.1.1) hoặc chiều dài cữ của máy đo độ giãn, Le (3.5) không bị vượt quá

[ISO/TR 25679:2005[3]]

Xem Hình 5

CHÚ THÍCH: Bổ sung thêm một tiếp vị ngữ vào chỉ số dưới dòng để chỉ tỷ lệ phần trăm của chiều dài cữ ban đầu Lo hoặc chiều dài cữ của máy đo độ giãn, Le, ví dụ Rro,2.

3.11. Phá hủy (fracture)

Hiện tượng xảy ra khi xuất hiện sự tách rời hoàn toàn của mẫu thử.

CHÚ THÍCH: Chuẩn (tiêu chí) về phá hủy có thể được sử dụng cho các thử nghiệm được điều khiển bằng máy vi tính được cho trên Hình A.2

4.   Thuật ngữ và ký hiệu

Các ký hiệu được sử dụng trong tiêu chuẩn này và các tên gọi tương ứng được cho trong Bảng 1

Bảng 1 – Ký hiệu và tên gọi

Ký hiệu

Đơn vị

Tên gọi

Mẫu thử

ao, Ta

mm

Chiều dày ban đầu của mẫu thử phẳng hoặc chiều dày thành ống

bo

mm

Chiều rộng ban đầu của phần song song của mẫu thử phẳng hoặc chiều rộng trung bình của dải dọc được lấy từ ống hoặc chiều rộng của dây phẳng

do

mm

Đường kính ban đầu của phần song song của mẫu thử tròn, hoặc đường kính của dây tròn hoặc đường kính trong của ống

Do

mm

Đường kính ngoài ban đầu của ống

Lo

mm

Chiều dài cữ ban đầu

L’o

mm

Chiều dài cữ ban đầu để xác định Awn (xem Phụ lục 1)

Lc

mm

Chiều dài phần song song

Le

mm

Chiều dài cữ của máy đo độ giãn

Lt

mm

Tổng chiều dài của mẫu thử

Lu

mm

Chiều dài cuối cùng sau khi đứt

L’u

mm

Chiều dài cuối cùng sau khi đứt để xác định Awn (xem phụ lục 1)

So

mm2

Diện tích mặt cắt ngang ban đầu của phần song song

Su

Mm2

Diện tích mặt cắt ngang nhỏ nhất sau khi đứt

k

Hệ số tỷ lệ (xem 6.11)

Z

%

Độ thắt tương đối

Độ giãn dài

A

%

Độ giãn dài tương đối sau đứt (xem 3.4.2)

Awn

%

Độ giãn dài dẻo tương đối không có thắt (xem phụ lục 1)

Độ giãn

Ae

%

Độ giãn dài tương đối tại điểm chảy

Ag

%

Độ giãn dẻo tương đối ở lực lớn nhất, Fm

Agt

%

Độ giãn dài tương đối tổng ở lực lớn nhất, Fm

At

%

Độ giãn dài tương đối tổng khi đứt

ΔLm

mm

Độ giãn ở lực lớn nhất

ΔLt

mm

Độ giãn lúc đứt

Tốc độ

 

s-1

Tốc độ biến dạng

 

s-1

Tốc độ biến dạng được đánh giá trên phần song song

 

MPrs-1

Tốc độ ứng suất

vc

mms-1

Tốc độ con trượt đầu kéo

Lực

Fm

N

Lực lớn nhất

Giới hạn chảy – Giới hạn dẻo – Giới hạn bền kéo

E

MPab

Mođun đàn hồi

m

MPr

Độ dốc đường cong ứng suất – độ giãn dài tương đối tại thời điểm thử đã cho

mE

MPa

Độ dốc của phần đàn hồi của đường cong ứng suất – độ giãn dài tương đối

ReH

MPa

Giới hạn chảy trên

ReL

MPa

Giới hạn chảy dưới

Rm

MPa

Giới hạn bền kéo

Rp

MPa

Giới hạn dẻo, độ giãn dẻo

Rr

MPa

Giới hạn bền quy ước quy định

Rt

MPa

Giới hạn dẻo, độ giãn dài tổng

a ký hiệu được sử dụng trong các tiêu chuẩn sản phẩm ống thép

b 1MPa= 1Nmm-2

c Trong phần đàn hồi của đường cong ứng suất – độ giãn dài tương đối, giá trị của độ dốc có thể không cần thiết phải biểu thị mođun đàn hồi. Giá trị này có thể gần phù hợp với giá trị mođun đàn hồi nếu sử dụng các điều kiện tối ưu (độ phân giải cao, có hai phía, tính toán trung bình cho các máy đo độ giãn, độ thẳng của mẫu hoàn hảo v.v…)

CHÚ Ý: Nếu sử dụng giá trị tương đối thì phải dùng hệ số 100

5.   Nguyên tắc

Thử nghiệm đòi hỏi mẫu thử phải biến dạng dưới tác dụng của lực kéo, thường là dẫn tới đứt gẫy, để xác định một hoặc nhiều cơ tính được quy định trong Điều 3.

Thử nghiệm được thực hiện ở nhiệt độ phòng từ 10oC đến 35oC, trừ khi có quy định khác. Các thử nghiệm được thực hiện trong các điều kiện có kiểm soát phải được tiến hành ở nhiệt độ 23oC ± 5oC.

6.   Mẫu thử

6.1. Hình dạng và kích thước

6.1.1. Quy định chung

Hình dạng và kích thước của mẫu thử có thể bị ràng buộc bởi hình dạng và các kích thước của sản phẩm kim loại được dùng để lấy mẫu thử.

Mẫu thử thường được gia công cơ một vật mẫu từ sản phẩm hoặc phôi dập hoặc đúc. Tuy nhiên, các sản phẩm có mặt cắt ngang đồng đều (các sản phẩm hình, thanh, dây v.v…) và cũng như các mẫu thử đúc (nghĩa là đối với gang và hợp kim kim loại màu) có thể được thử mà không phải qua gia công.

Mặt cắt ngang của các mẫu thử có thể là tròn, vuông, chữ nhật, hình khuyên hoặc trong các trường hợp đặc biệt, có thể là một số mặt cắt ngang đồng nhất khác.

Các mẫu thử được ưu tiên có quan hệ trực tiếp giữa chiều dài cữ ban đầu Lo, và diện tích mặt cắt ngang ban đầu, So được biểu thị bằng phương trình , trong đó k là hệ số tỷ lệ, và được gọi là các mẫu thử tỷ lệ. Giá trị được chấp nhận trên toàn thế giới đối với k là 5,65. Chiều dài cữ ban đầu không được nhỏ hơn 15mm. Khi diện tích mặt cắt ngang của mẫu thử quá nhỏ so với yêu cầu này để đáp ứng k = 5,65 thì có thể sử dụng một giá trị cao hơn (ưu tiên là 11,3) hoặc một mẫu thử không tỷ lệ.

CHÚ THÍCH: Với việc sử dụng một chiều dài cữ ban đầu nhỏ hơn 20mm, độ không đảm bảo đo sẽ tăng lên.

Đối với các mẫu thử không tỷ lệ, chiều dài cữ ban đầu Lo không phụ thuộc vào diện tích mặt cắt ngang ban đầu So.

Dung sai kích thước của mẫu thử phải phù hợp với các Phụ lục từ B đến E (xem 6.2).

Có thể sử dụng các mẫu thử khác như các mẫu thử được quy định trong các tiêu chuẩn sản phẩm có liên quan hoặc các tiêu chuẩn quốc gia theo thỏa thuận với khách hàng, ví dụ, ISO 3183[1] (API 5L), ISO 11960[2] (API50T). ASTM A370[6], ASTME8M[7], DIN50125[10], IACSW2[13] và JIS Z2201[14].

6.1.2. Mẫu thử qua gia công

Các mẫu thử qua gia công cơ phải có bán kính chuyển tiếp giữa các đầu kẹp và phần song song nếu chúng có các kích thước khác nhau. Các kích thước của các bán kính chuyển tiếp rất quan trọng và nên được quy định trong đặc tính vật liệu nếu chúng không được cho trong phụ lục thích hợp (xem 6.2).

Các đầu để kẹp có thể có hình dạng bất kỳ để thích hợp với các ngàm kẹp của máy thử. Đường trục của mẫu thử phải trùng với đường trục đặt lực.

Chiều dài của phần song song Lc, hoặc trong trường hợp mẫu thử không có bán kính chuyển tiếp, chiều dài tự do giữa các chấu kẹp phải luôn luôn lớn hơn chiều dài cữ ban đầu, Lo.

6.1.3. Mẫu thử không gia công

Nếu mẫu thử gồm có một chiều dài không được gia công cơ của sản phẩm hoặc một thanh thử nghiệm không qua gia công cơ, chiều dài tự do giữa các chấu kẹp phải thích hợp để vạch dấu đo ở một khoảng cách thích hợp từ các chấu kẹp (xem các Phụ lục B đến E).

Các mẫu thử đúc phải có bán kính chuyển tiếp giữa các đầu kẹp và phần song song. Các kích thước của bán kính chuyển tiếp này rất quan trọng và nên được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm. Các đầu kẹp có thể có hình dạng bất kỳ để thích hợp với các chấu kẹp của máy thử, chiều dài của phần song song, Lc, phải luôn luôn lớn hơn chiều dài cữ ban đầu, Lo

6.2. Loại mẫu thử

Các loại mẫu thử chính được quy định trong các phụ lục B đến E theo hình dáng và loại sản phẩm như đã chỉ ra trong Bảng 2. Các loại mẫu thử khác có thể được quy định trong các tiêu chuẩn sản phẩm.

Bảng 2 – Các loại mẫu thử chính theo loại sản phẩm

Kích thước tính bằng milimet

Loại sản phẩm

Phụ lục tương ứng

Lá – Tấm – Tấm phẳng

Chiều dày

a

Dây – Thanh – Hình

Đường kính hoặc cạnh

 

0,1 ≤ a < 3

B

< 4

C

a ≥ 3

≥ 4

D

Ống

E

6.3. Chuẩn bị mẫu thử

Các mẫu thử phải được lấy và chuẩn bị phù hợp với các yêu cầu của các tiêu chuẩn có liên quan cho các vật liệu khác nhau (ví dụ, TCVN 4398 (ISO 377)).

7.   Xác định diện tích mặt cắt ngang ban đầu

Các kích thước có liên quan của mẫu thử nên được đo ở các mặt cắt ngang vuông góc với đường trục dọc trong vùng giữa của phần song song của mẫu thử. Nên sử dụng ít nhất là ba mặt cắt ngang.

Diện tích mặt cắt ngang ban đầu, So là diện tích trung bình của mặt cắt ngang và phải được tính toán từ các giá trị đo của các kích thước thích hợp.

Độ chính xác của tính toán này phụ thuộc vào tính chất và loại mẫu thử. Các phụ lục B đến E mô tả các phương pháp để đánh giá So cho các loại mẫu thử khác nhau và bao gồm các điều kiện kỹ thuật về độ chính xác của phép đo.

8.   Đánh dấu chiều dài cữ ban đầu

Mỗi đầu của chiều dài cữ ban đầu, Lo phải được đánh dấu bằng các vạch dấu có nét mảnh hoặc các đường vạch nhưng không tạo ra các rãnh có thể dẫn đến sự phá hủy sớm.

Đối với các mẫu thử tỷ lệ, giá trị tính toán của chiều dài cữ ban đầu có thể được làm tròn tới bội số gần nhất của 5mm, với điều kiện là độ chênh lệch giữa chiều dài cữ tính toán và chiều dài cữ được đánh dấu nhỏ hơn 10% của Lo. Chiều dài cữ ban đầu phải được đánh dấu đến độ chính xác ±1%. Nếu chiều dài phần song song, Lc lớn hơn nhiều so với chiều dài cữ ban đầu chẳng hạn như đối với mẫu thử không qua gia công cơ, có thể đánh dấu một loạt các chiều dài cữ phủ chờm lên nhau.

Trong một số trường hợp, có thể vẽ trên bề mặt của mẫu thử một đường song song với đường trục dọc và các chiều dài đo được đánh dấu dọc theo đường này.

9.   Độ chính xác của thiết bị thử

Hệ thống đo lực của máy thử phải được kiểm định theo TCVN 10600-1 (ISO 7500-1) và phải đạt cấp 1 hoặc chính xác hơn.

Để xác định giới hạn dẻo (độ giãn dẻo hoặc độ giãn dài tổng), máy đo độ giãn được sử dụng phải phù hợp với TCVN 10601 (ISO 9513), cấp 1 hoặc chính xác hơn, trong phạm vi có liên quan. Đối với các tính chất khác (có độ giãn cao hơn) có thể sử dụng máy đo độ giãn cấp 2 theo TCVN 10601 (ISO 9513) trong phạm vi có liên quan.

10.        Điều kiện thử

10.1. Chỉnh đặt điểm không (zero) của lực

Hệ thống đo lực phải được điều chỉnh đặt về không (zero) sau khi đã lắp bộ truyền động chất tải thử, nhưng phải thực hiện trước khi mẫu thử được kẹp chặt thực sự ở cả hai đầu. Một khi điểm không của lực đã được chỉnh đặt, hệ thống đo lực không thể thay đổi được bằng bất cứ cách nào trong quá trình thử.

CHÚ THÍCH: Việc sử dụng phương pháp này bảo đảm rằng một mặt khối lượng của hệ thống kẹp được bù đắp trong đo lực và mặt khác bất cứ lực nào do thao tác kẹp chặt gây ra cũng không ảnh hưởng tới phép đo này.

10.2. Phương pháp kẹp (chặt)

Mẫu thử phải được kẹp chặt bằng các phương pháp thích hợp như các chân chấu kẹp có ren vít, các mặt chấu kẹp song song hoặc các cơ cấu kẹp có gờ (vai).

Nên cố gắng để đảm bảo cho các mẫu thử được kẹp giữ sao cho lực tác dụng theo chiều trục để giảm sự uốn cong tới mức tối thiểu (thông tin chi tiết hơn được cho trong ASTME 1012[8]). Yêu cầu này đặc biệt quan trọng khi thử vật liệu giòn hoặc khi xác định giới hạn dẻo (độ giãn dẻo), giới hạn dẻo (độ giãn dài tổng) hoặc giới hạn chảy.

Để có được mẫu thử thẳng và bảo đảm độ thẳng hàng của mẫu thử và đồ gá kẹp, có thể tác dụng một lực sơ bộ với điều kiện là lực này không vượt quá một giá trị tương đương với 5% giới hạn chảy quy định hoặc yêu cầu. Nên thực hiện việc hiệu chỉnh độ giãn có tính đến ảnh hưởng của lực tác dụng sơ bộ.

10.3. Tốc độ thử dựa trên điều khiển tốc độ biến dạng (phương pháp A)

10.3.1. Quy định chung

Phương pháp A được sử dụng để giảm tới mức tối thiểu sự thay đổi của các tốc độ thử trong khi xác định các thông số nhạy cảm với tốc độ biến dạng và giảm tới mức tối thiểu độ không đảm bảo đo của các kết quả thử.

Trong điều này mô tả hai loại điều khiển tốc độ biến dạng khác nhau. Thứ nhất là điều khiển bản thân tốc độ biến dạng,  dựa trên liên hệ ngược thu được từ một máy đo độ giãn. Thứ hai là điều khiển tốc độ biến dạng được đánh giá trên phần song song, , đạt được bằng điều khiển tốc độ con trượt đầu kéo ở tốc độ bằng tốc độ biến dạng yêu cầu nhân với chiều dài phần song song.

Nếu vật liệu có trạng thái biến dạng đồng nhất và lực thường duy trì không đổi, tốc độ biến dạng, và tốc độ biến dạng được đánh giá trên phần song song,  xấp xỉ bằng nhau. Sự khác biệt xuất hiện nếu vật liệu xảy ra chảy dẻo không liên tục hoặc có răng cưa (ví dụ, một số loại thép và các hợp kim AlMg trong phạm vi giãn dài tại điểm chảy hoặc các vật liệu xảy ra chảy dẻo có răng cưa giống như hiệu ứng Portevin – Le chatilier) hoặc nếu xảy ra sự thắt. Nếu lực tăng lên, tốc độ biến dạng được đánh giá có thể thấp hơn một cách đáng kể so với tốc độ biến dạng cần có do biến dạng đàn hồi của máy thử.

Tốc độ thử phải tuân theo các yêu cầu sau:

3.   a) Trong phạm vi đến và bao gồm việc xác định ReH, Rp hoặc Rt, phải áp dụng tốc độ biến dạng quy định, (xem 3.7.1). Trong phạm vi này, để loại bỏ ảnh hưởng của biến dạng đàn hồi của máy thử kéo, việc sử dụng một máy đo độ giãn được kẹp trên mẫu thử là cần thiết để có sự điều khiển chính xác cho tốc độ biến dạng (đối với các máy thử không thể điều khiển được bằng tốc độ biến dạng, có thể dùng phương pháp đánh giá tốc độ biến dạng trên chiều dài phần song song, )

4.   b) Trong quá trình chảy dẻo không liên tục, nên áp dụng tốc độ biến dạng được đánh giá trên chiều dài phần song song, (xem 3.7.2). Trong phạm vi này, không thể điều khiển tốc độ biến dạng khi sử dụng máy đo độ giãn được kẹp chặt trên mẫu thử bởi vì sự chảy cục bộ có thể xảy ra ở ngoài chiều dài cữ của máy đo độ giãn. Tốc độ biến dạng được đánh giá trên chiều dài phần song song có thể được duy trì trong phạm vi này một cách chính xác khi sử dụng một tốc độ con trượt đầu kéo không đổi, vc (xem 3.7.3)

                                          (1)

Trong đó:

 là tốc độ biến dạng được đánh giá trên chiều dài phần song song;

Lc là chiều dài phần song song;

3.   c) Trong phạm vi theo sau Rp hoặc Rt hoặc kết thúc sự chảy dẻo (xem 3.7.2) có thể sử dụng hoặc . Việc sử dụng được khuyến nghị để tránh bất cứ vấn đề nào của điều khiển có thể xuất hiện nếu sự thắt xảy ra bên ngoài chiều dài cữ của máy đo độ giãn.

Các tốc độ biến dạng quy định trong 10.3.2 đến 10.3.4 phải được duy trì trong quá trình xác định tính chất của vật liệu có liên quan (xem Hình 9).

Trong quá trình chuyển mạch sang tốc độ biến dạng khác hoặc chế độ điều khiển khác, không nên đưa vào đường cong ứng suất – biến dạng các điểm không liên tục có thể làm biến dạng các giá trị Rm, Ag hoặc Agt (xem Hình 10). Ảnh hưởng này có thể được giảm đi bằng cách chuyển mạch dần, thích hợp giữa các tốc độ.

Hình dạng của đường cong ứng suất – biến dạng trong phạm vi tăng bền cơ học cũng có thể chịu ảnh hưởng của tốc độ biến dạng. Tốc độ thử được sử dụng nên được lập thành tài liệu (xem 10.6).

10.3.2. Tốc độ biến dạng để xác định giới hạn chảy trên, ReH hoặc các tính chất của giới hạn dẻo, Rp và Rt

Tốc độ biến dạng,  phải được giữ không đổi tới mức có thể thực hiện được và bao gồm việc xây dựng ReH hoặc Rp hoặc Rt. Trong quá trình xác định các tính chất này của vật liệu, tốc độ biến dạng,  phải ở một trong hai phạm vi quy định sau (cũng xem Hình 9)

Phạm vi 1:  = 0,00007s-1 với dung sai tương đối ±20%

Phạm vi 2:  = 0,00025s-1 với dung sai tương đối ±20% (được khuyến nghị trừ khi có quy định khác)

Nếu máy thử không thể điều khiển được tốc độ biến dạng một cách trực tiếp, phải sử dụng tốc độ biến dạng được đánh giá trên chiều dài phần song song, , nghĩa là tốc độ không đổi của con trượt đầu kéo. Tốc độ này phải được tính toán theo phương trình (1).

Tốc độ biến dạng hợp thành trên mẫu thử sẽ thấp hơn tốc độ biến dạng quy định bởi vì không xem xét đến biến dạng đàn hồi của máy thử. Giải thích được cho trong Phụ lục F.

10.3.3. Tốc độ biến dạng để xác định giới hạn chảy dưới, ReL và độ giãn tương đối tại điểm chảy Ae

Tiếp sau sự phát triển giới hạn chảy trên (xem A.4.2), tốc độ biến dạng được đánh giá trên chiều dài phần song song,  phải được duy trì ở một trong hai phạm vi quy định (xem Hình 9) tới khi sự chảy dẻo không liên tục đã kết thúc.

Phạm vi 1:  = 0,00025s-1 với dung sai tương đối ±20% (được khuyến nghị khi xác định ReL)

Phạm vi 2:  = 0,002s-1 với dung sai tương đối ±20%

10.3.4. Tốc độ biến dạng để xác định giới hạn bền kéo, Rm, độ giãn dài tương đối sau khi đứt, A, độ giãn dài tương đối tổng ở lực lớn nhất, Agt độ giãn dẻo tương đối ở lực lớn nhất, Ag và độ thắt tương đối, Z

Sau khi xác định các tính chất giới hạn chảy/giới hạn dẻo yêu cầu, tốc độ biến dạng được đánh giá trên chiều dài phần song song,  phải được thay đổi tới một trong các phạm vi quy định sau (xem Hình 9).

Phạm vi 2:  = 0,00025s-1 với dung sai tương đối ±20%

Phạm vi 3:  = 0,002s-1 với dung sai tương đối ±20%

Phạm vi 4:  = 0,006s-1 với dung sai tương đối ±20% (0,4min-1 với dung sai tương đối ±20%) (được khuyến nghị trừ khi có quy định khác)

Nếu mục đích của thử kéo chỉ là xác định giới hạn bền kéo thì tốc độ biến dạng được đánh giá trên chiều dài phần song song của mẫu thử theo phạm vi 3 hoặc 4 có thể được áp dụng trong suốt toàn bộ thử nghiệm.

10.4. Tốc độ thử dựa trên tốc độ ứng suất (phương pháp B)

10.4.1. Quy định chung

Các tốc độ thử nghiệm phải tuân theo các yêu cầu sau tùy thuộc vào tính chất của vật liệu. Trừ khi có quy định khác, có thể sử dụng bất cứ tốc độ thuận tiện nào của thử nghiệm tới một ứng suất tương đương với một nửa giới hạn chảy quy định. Các tốc độ thử ở phía trên điểm này được quy định dưới đây.

10.4.2. Giới hạn chảy và giới hạn dẻo

10.4.2.1 Giới hạn chảy trên, ReH

Tốc độ của con trượt đầu kéo của máy phải được giữ không đổi tới mức có thể thực hiện được và trong phạm vi các giới hạn tương đương với các tốc độ ứng suất trong Bảng 3.

CHÚ THÍCH: Để có thông tin, các vật liệu điển hình có mođun đàn hồi nhỏ hơn 150.000 MPa bao gồm các hợp kim mage, nhôm, đồng thau và titan. Các vật liệu điển hình có mođun đàn hồi lớn hơn 150000 MPa bao gồm gang rèn, thép, vonfram và các hợp kim có gốc niken.

Bảng 3 – Tốc độ ứng suất

Mođun đàn hồi của vật liệu

E

MPa

Tốc độ ứng suất

MPas-1

 

nhỏ nhất

lớn nhất

< 150000

2

20

≥ 150000

6

60

10.4.2.2. Giới hạn chảy dưới, ReL

Nếu chỉ xác định giới hạn chảy dưới, tốc độ biến dạng trong quá trình chảy của phần song song của mẫu thử phải ở giữa 0,00025s-1 và 0,0025s-1. Tốc độ biến dạng trong phần song song phải được giữ không đổi tới mức có thể thực hiện được. Nếu tốc độ này không thể trực tiếp điều chỉnh được thì phải được cố định bằng cách điều chỉnh ứng suất ngay trước khi bắt đầu chảy, các bộ điều khiển của máy không được điều chỉnh thêm tới khi hoàn thành quá trình chảy.

Trong bất cứ trường hợp nào tốc độ ứng suất trong phạm vi đàn hồi cũng không được vượt quá các tốc độ lớn nhất cho trong Bảng 3.

10.4.2.3. Các giới hạn chảy trên và dưới, ReH và ReL

Nếu cả hai giới hạn chảy trên và dưới được xác định trong cùng một thử nghiệm, các điều kiện để xác định giới hạn chảy dưới phải được tuân thủ (xem 10.4.2.2).

10.4.2.4. Giới hạn dẻo (độ giãn dẻo) và giới hạn dẻo (độ giãn dài tổng), Rp và Rt

Tốc độ của con trượt đầu kéo của máy phải được giữ không đổi tới mức có thể thực hiện được và trong các giới hạn tương đương với các tốc độ ứng suất trong Bảng 3 trong phạm vi đàn hồi.

Trong phạm vi dẻo và đến giới hạn dẻo (độ giãn dẻo hoặc độ giãn dài tổng), tốc độ biến dạng không được vượt quá 0,0025s-1.

10.4.2.5. Tốc độ con trượt đầu kéo

Nếu máy thử không có khả năng đo hoặc điều chỉnh tốc độ biến dạng thì phải sử dụng một tốc độ con trượt đầu kéo tương đương với tốc độ ứng suất cho trong Bảng 3 tới khi hoàn thành quá trình chảy.

10.4.2.6 Giới hạn bền kéo, Rmđộ giãn dài tương đối sau khi đứt, A, độ giãn dài tương đối tổng ở lực lớn nhất Agt, độ giãn dẻo tương đối ở lực lớn nhất, Ag và độ thắt tương đối, Z.

Sau khi xác định các tính chất của giới hạn chảy/giới hạn dẻo yêu cầu, tốc độ thử có thể được tăng lên tới một tốc độ biến dạng (hoặc tốc độ tương đương của con trượt đầu kéo) không lớn hơn 0,006s-1

Nếu chỉ đo giới hạn bền kéo của vật liệu thì có thể sử dụng tốc độ biến dạng trong suốt quá trình thử và tốc độ này không được vượt quá 0,008s-1

10.5. Lựa chọn phương pháp và tốc độ

Trừ khi có sự thỏa thuận khác, việc lựa chọn phương pháp (A hoặc B) và các tốc độ thử do nhà sản xuất hoặc phòng thử nghiệm được nhà sản xuất lựa chọn quyết định, với điều kiện là phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

10.6. Tài liệu và các điều kiện thử được lựa chọn

Để báo cáo chế độ điều khiển thử nghiệm và các tốc độ thử dưới dạng rút gọn, có thể sử dụng các chữ viết tắt sau:

TCVN 197 (ISO 6892) Annn hoặc TCVN 917 (ISO 6892)Bn

Trong đó “A” xác định việc sử dụng phương pháp A (điều khiển tốc độ biến dạng) và “B” xác định việc sử dụng phương pháp B (dựa trên tốc độ ứng suất) các ký hiệu “nnn” là một loạt tới ba ký tự để chỉ các tốc độ được sử dụng trong mỗi pha thử nghiệm như đã quy định trên Hình 9 và “n” có thể được thêm vào để chỉ tốc độ ứng suất (tính bằng MPas-1) được lựa chọn trong tải trọng đàn hồi.

VÍ DỤ 1: TCVN 197-1:2014 (ISO 6892-1:2009) A224 xác định thử nghiệm dựa trên điều khiển tốc độ biến dạng khi sử dụng các phạm vi 2, 2 và 4

VÍ DỤ 2: TCVN 197-1:2014 (ISO 6892-1:2009) B30 xác định thử nghiệm dựa trên tốc độ ứng suất được thực hiện ở tốc độ ứng suất danh nghĩa 30MPas-1

VÍ DỤ 3: TCVN 197-1:2014 (ISO 6892-1:2009) B xác định thử nghiệm dựa trên tốc độ ứng suất, được thực hiện ở tốc độ ứng suất danh nghĩa theo Bảng 3.

11.        Xác định giới hạn chảy trên

Có thể xác định giới hạn chảy trên từ đường cong lực – độ giãn hoặc dụng cụ chỉ thị tải trọng đỉnh và được xác định là giá trị lớn nhất của ứng suất trước khi giảm lực lần đầu tiên. Cách sau cùng này thu được giới hạn chảy dưới bằng cách chia lực này cho diện tích mặt cắt ngang ban đầu của mẫu thử, So, (xem Hình 2).

12.        Xác định giới hạn chảy dưới

ReL được xác định từ đường cong lực – độ giãn và được quy định là giá trị thấp nhất của ứng suất trong quá trình chảy dẻo, khi bỏ qua mọi ảnh hưởng chuyển tiếp ban đầu. Giá trị thấp nhất của ứng suất này thu được bằng cách chia lực này cho diện tích mặt cắt ngang ban đầu của mẫu thử, So (xem Hình 2).

Đối với thử nghiệm, ReL có thể được báo cáo là ứng suất thấp nhất trong phạm vi biến dạng 0,25% đầu tiên sau ReH khi không tính đến mọi ảnh hưởng chuyển tiếp ban đầu. Sau khi xác định ReL bằng phương pháp này, tốc độ thử có thể được tăng lên như trong 10.3.4. Việc sử dụng phương pháp ngắn hơn này nên được ghi lại trong báo cáo thử.

CHÚ THÍCH: Điều này chỉ áp dụng cho các vật liệu có hiện tượng chảy và khi không xác định Ae

13.        Xác định giới hạn dẻo, độ giãn dẻo

13.1. Rp được xác định từ đường cong lực – độ giãn bằng cách vẽ một đường song song với phần tuyến tính của đường cong và cách phần tuyến tính này một khoảng tương đương với độ giãn dẻo tương đối đã quy định, ví dụ 0,2%. Điểm tại đó đường này cắt đường cong sẽ cho lực tương đương với độ giãn dẻo ở ứng suất thử mong muốn. Giới hạn dẻo này thu được bằng cách chia lực cho diện tích mặt cắt ngang ban đầu của mẫu thử, So (xem Hình 3)

Nếu phần đường thẳng của đường cong lực – độ giãn không được xác định rõ ràng do không vẽ được đường song song có đủ độ chính xác, nên sử dụng phương pháp sau (xem Hình 6).

Khi giới hạn dẻo được thừa nhận là đã bị vượt quá, lực được giảm đi tới một giá trị bằng khoảng 10% lực thu được. Sau đó lực lại được tăng lên tới khi vượt quá giá trị thu được lúc ban đầu. Để xác định giới hạn dẻo mong muốn, vẽ một đường qua vòng từ trễ. Sau đó vẽ một đường song song với đường này cách gốc được hiệu chỉnh của đường cong một khoảng được đo theo trục hoành bằng độ giãn dẻo tương đối đã quy định. Giao điểm của đường song song này và đường cong lực – độ giãn sẽ cho lực tương đương với giới hạn dẻo. Độ bền này thu được bằng cách chia lực này cho diện tích mặt cắt ngang ban đầu của mẫu thử, So (xem Hình 6)

CHÚ THÍCH 1: Có thể sử dụng nhiều phương pháp để xác định gốc được hiệu chỉnh của đường cong lực – độ giãn. Một trong các phương pháp này là vẽ một đường tiếp tuyến đường cong lực – độ giãn bất kỳ song song với đường dây cùng vòng trễ (xem Hình 6).

CHÚ THÍCH 2: Biến dạng dẻo tại điểm bắt đầu giảm lực chỉ hơi cao hơn độ giãn dẻo quy định Rp. Các điểm bắt đầu ở các giá trị cao hơn nhiều sẽ làm giảm độ dốc của đường qua vòng biến dạng trễ.

CHÚ THÍCH 3: Nếu không được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm hoặc được thỏa thuận của khách hàng, có thể xác định một cách gần đúng giới hạn dẻo trong và sau quá trình chảy dẻo không liên tục.

13.2. Có thể thu được đặc tính vật liệu (giới hạn dẻo, độ giãn dẻo) mà không vẽ đồ thị đường cong lực – độ giãn bằng cách sử dụng các dụng cụ tự động (bộ vi xử lý, v.v…), xem Phụ lục A

CHÚ THÍCH: Phương pháp thích hợp khác được đề cập trong GB/T 228 12.

14.        Xác định giới hạn dẻo, độ giãn dài tổng

14.1. Rt được xác định trên đường cong lực – độ giãn, có tính đến yêu cầu của 10.2, bằng cách vẽ một đường song song với trục tung (trục biểu thị lực) và cách trục này một khoảng tương đương với độ giãn dài tổng tương đối đã quy định. Điểm tại đó đường song song này cắt đường cong sẽ cho lực tương ứng với giới hạn dẻo mong muốn. Giới hạn dẻo này thu được bằng cách chia lực này cho diện tích mặt cắt ngang ban đầu của mẫu thử, So (xem Hình 4)

14.2. Có thể thu được đặc tính vật liệu (giới hạn dẻo, độ giãn dài tổng) mà không vẽ đồ thị đường cong lực – độ giãn bằng cách sử dụng các dụng cụ tự động (xem Phụ lục A).

15.        Phương pháp kiểm định giới hạn bền quy ước

Cho mẫu thử chịu tác dụng của một lực tương đương với ứng suất quy định trong thời gian 10 s đến 12 s. Lực này thu được bằng cách nhân ứng suất quy định với diện tích mặt cắt ngang ban đầu của mẫu thử, So. Sau khi dỡ bỏ lực cần xác nhận rằng độ giãn hoặc độ giãn dài do biến dạng dư không lớn hơn tỷ lệ phần trăm được quy định cho chiều dài cữ ban đầu, xem Hình 5.

CHÚ THÍCH: Đây là một phép thử đạt/không đạt thường không được thực hiện như một phần của thử kéo tiêu chuẩn. Ứng suất được áp dụng cho mẫu thử và độ giãn hoặc độ giãn dài quy định do biến dạng dẻo được quy định bởi đặc tính kỹ thuật của sản phẩm hoặc theo yêu cầu của thử nghiệm. Ví dụ: Báo cáo “Rr0,5 = 750MPa, đạt” chỉ ra rằng ứng suất 750MPa đã được áp dụng cho mẫu thử và độ biến dạng dư hợp thành nhỏ hơn hoặc bằng 0,5%.

16.        Xác định độ giãn tương đối tại điểm chảy

Đối với các vật liệu có sự chảy dẻo không liên tục, Ae được xác định từ đường cong lực – độ giãn bằng cách trừ đi độ giãn ở ReH khỏi độ giãn tại lúc bắt đầu tăng bền cơ học một cách đồng đều. Độ giãn tại lúc bắt đầu tăng bền cơ học một cách đồng đều được xác định bằng sự giao nhau của một đường nằm ngang đi qua điểm cực tiểu cục bộ cuối cùng hoặc một đường hồi quy đi qua phạm vi chảy, trước khi tăng bền cơ học một cách đồng đều và một đường tương đương với độ dốc lớn nhất xuất hiện tại lúc bắt đầu tăng bền cơ học một cách đồng đều (xem Hình 7). Độ giãn này được biểu thị bằng một tỷ lệ phần trăm của chiều dài cữ của máy đo độ giãn, Le.

Phương pháp được sử dụng [xem Hình 7a) hoặc b)] nên được đưa vào tài liệu trong báo cáo thử.

17.        Xác định độ giãn dẻo tương đối ở lực lớn nhất

Phương pháp bao gồm xác định độ giãn ở lực lớn nhất trên đường cong lực – độ giãn thu được với một máy đo độ giãn và trừ đi biến dạng đàn hồi.

Tính toán độ giãn dẻo tương đối ở lực lớn nhất, Ag theo phương trình (2):

                     (2)

Trong đó:

Le là chiều dài cữ của máy đo độ giãn

mE là độ dốc của phần đàn hồi của đường cong ứng suất – độ giãn dài tương đối;

Rm là giới hạn bền kéo;

ΔLm là độ giãn ở lực lớn nhất.

CHÚ THÍCH: Đối với các vật liệu có đoạn bằng (trên đường cong ứng suất – độ giãn) ở lực lớn nhất, độ giãn dẻo tương đối ở lực lớn nhất là độ giãn tại điểm giữa của đoạn bằng này, xem Hình 1.

18.        Xác định độ giãn dài tương đối tổng ở lực lớn nhất

Phương pháp bao gồm xác định độ giãn ở lực lớn nhất trên đường cong lực – độ giãn thu được với một máy đo độ giãn.

Tính toán độ giãn dài tương đối tổng ở lực lớn nhất, Agt theo phương trình (3):

                                 (3)

Trong đó:

Le là chiều dài cữ của máy đo độ giãn;

ΔLm là độ giãn ở lực lớn nhất.

CHÚ THÍCH: Đối với các vật liệu có đoạn nằm ngang (trên đường cong ứng suất – độ giãn) ở lực lớn nhất, độ giãn dài tương đối tổng ở lực lớn nhất là độ giãn ở điểm giữa của đoạn bằng này, xem Hình 1.

19.        Xác định độ giãn dài tương đối tổng khi đứt

Phương pháp bao gồm xác định độ giãn lúc đứt trên đường cong lực – độ giãn thu được với một máy đo độ giãn.

Tính toán độ giãn dài tương đối tổng khi đứt, At theo phương trình (4):

                                   (4)

Trong đó:

Le là chiều dài cữ của máy đo độ giãn;

ΔLf là độ giãn lúc đứt

20.        Xác định độ giãn dài tương đối sau đứt

20.1. Độ giãn dài tương đối sau đứt phải được xác định phù hợp với định nghĩa được cho trong 3.4.2

Để xác định độ giãn dài này hai mảnh bị gãy của mẫu thử phải được chắp lại một cách cẩn thận với nhau sao cho đường trục của chúng nằm trên một đường thẳng

Khi được quy định phải đảm bảo sự tiếp xúc chính xác giữa các phần bị gãy của mẫu thử khi đo chiều dài cữ lần cuối. Yêu cầu này đặc biệt quan trọng đối với các mẫu thử có mặt cắt ngang nhỏ và các mẫu thử có các giá trị độ giãn dài thấp.

Tính toán độ giãn dài tương đối sau đứt, A, theo phương trình (5):

                               (5)

Trong đó:

Lo là chiều dài cữ ban đầu;

Lu là chiều dài cữ lần cuối sau đứt

Độ giãn dài sau đứt Lu – Lo phải được xác định tới giá trị gần nhất 0,25mm hoặc chính xác hơn khi sử dụng dụng cụ đo có độ phân giải đủ mức yêu cầu.

Nếu độ giãn dài tương đối nhỏ nhất được quy định nhỏ hơn 5% nên có sự đề phòng đặc biệt (xem Phụ lục G). Kết quả của việc xác định này chỉ có hiệu lực nếu khoảng cách giữa vết đứt và vạch dấu đo gần nhất nhỏ hơn Lo/3. Tuy nhiên, phép đo có hiệu lực bất kể vị trí của vết đứt nếu độ giãn dài tương đối sau đứt bằng hoặc lớn hơn giá trị quy định.

20.2. Khi đo độ giãn tại vết đứt bằng máy đo độ giãn thì không cần thiết phải vạch dấu các chiều dài cữ. Độ giãn dài được đo là độ giãn dài tổng lúc đứt, và vì vậy cần phải trừ đi độ giãn đàn hồi để thu được độ giãn dài tương đối sau đứt. Để thu được các giá trị có thể so sánh được với phương pháp bằng tay có thể phải áp dụng các điều chỉnh bổ sung (ví dụ tính động lực học và dải thông tần số khá cao của máy đo độ giãn, xem A.3.2).

Kết quả của việc xác định này chỉ có hiệu lực nếu vết đứt và độ giãn cục bộ (chỗ thắt) xảy ra trong chiều dài cữ của máy đo độ giãn, Le. Phép đo có hiệu lực bất kể vị trí của mặt cắt ngang vết đứt nếu đô giãn dài tương đối sau đứt bằng hoặc lớn hơn giá trị quy định.

Nếu tiêu chuẩn sản phẩm quy định việc xác định độ giãn dài tương đối sau đứt đối với một chiều dài cữ đã cho thì chiều dài cữ của máy đo độ giãn nên bằng chiều dài cữ này.

20.3. Nếu độ giãn dài được đo trên một chiều dài cố định đã cho thì độ giãn dài này có thể được chuyển đổi theo chiều dài cữ tỷ lệ khi sử dụng công thức chuyển đổi hoặc các bảng đã được thỏa thuận trước khi bắt đầu thử (ví dụ, như trong ISO 2566-1 và ISO 2566-2).

CHÚ THÍCH: Chỉ có thể so sánh độ giãn dài tương đối khi chiều dài cữ hoặc chiều dài cữ của máy đo độ giãn, hình dạng và diện tích của mặt cắt ngang là như nhau hoặc khi hệ số tỷ lệ k là như nhau.

21.        Xác định độ thắt tương đối

Độ thắt tương đối phải được xác định phù hợp với định nghĩa đã cho trong 3.8.

Nếu cần thiết, phần bị phá hủy của mẫu thử phải được chắp lại với nhau sao cho đường trục của chúng nằm trên một đường thẳng.

Tính toán độ thắt tương đối, Z từ phương trình (6):

                               (6)

Trong đó:

So là diện tích mặt cắt ngang ban đầu của phần song song;

Su là diện tích mặt cắt ngang nhỏ nhất sau đứt

Đo Su tới độ chính xác ±2% (xem Hình 13)

CHÚ THÍCH: Có thể không thực hiện được phép đo Su với độ chính xác ±2% trên các mẫu thử có các kích thước hình học của mặt cắt ngang khác.

22.        Báo cáo thử

Báo cáo thử tối thiểu phải có các thông tin sau trừ khi đã có thỏa thuận khác của các bên có liên quan:

10.        a) Viện dẫn tiêu chuẩn này, được mở rộng với thông tin và điều kiện thử được quy định trong 10.6, ví dụ TCVN 197-1 (ISO 6892-1) A224;

11.        b) Nhận dạng mẫu thử;

12.        c) Vật liệu được quy định, nếu đã biết;

13.        d) Loại mẫu thử;

14.        e) Vị trí và chiều lấy mẫu các mẫu thử, nếu đã biết;

15.        f) Chế độ điều khiển thử nghiệm và tốc độ thử hoặc phạm vi của tốc độ thử (xem 10.6) nếu khác với các phương pháp được khuyến nghị và các giá trị được cho trong 10.3 và 10.4;

16.        g) Các kết quả thử

Các kết quả nên được làm tròn đến các độ chính xác sau hoặc chính xác cao hơn nếu không có quy định khác trong các tiêu chuẩn sản phẩm.

– Các giá trị độ bền tính bằng megapascal, tới số nguyên gần nhất;

– Các giá trị độ giãn tương đối tại điểm chảy, A2 tới giá trị 0,1% gần nhất;

– Tất cả các giá trị độ giãn và độ giãn dài tương đối khác tới giá trị 0,5% gần nhất;

– Độ thắt tương đối, Z tới giá trị 1% gần nhất.

23.        Độ không đảm bảo đo

23.1. Quy định chung

Phân tích độ không đảm bảo đo có khả năng nhận dạng các nguồn chính gây ra không đảm bảo đo của các kết quả đo.

Các tiêu chuẩn sản phẩm và các dữ liệu về tính chất của vật liệu dựa trên tiêu chuẩn này có sự đóng góp vốn có của độ không đảm bảo đo. Do đó việc áp dụng các điều chỉnh thêm nữa cho độ không đảm bảo đo sẽ là không thích hợp và có nguy cơ loại bỏ sản phẩm đạt yêu cầu. Vì lẽ đó việc đánh giá độ không đảm bảo đo thu được theo phương pháp này chỉ có tính chất cung cấp thông tin trừ khi có hướng dẫn đặc biệt khác của khách hàng.

23.2. Điều kiện thử

Các điều kiện thử và các giới hạn được quy định trong tiêu chuẩn này không được điều chỉnh để tính đến các độ không đảm bảo đo, trừ khi có hướng dẫn đặc biệt khác của khách hàng.

23.3. Kết quả thử

Độ không đảm bảo đo được đánh giá không được kết hợp với các kết quả đo để đánh giá sự tuân thủ các điều kiện kỹ thuật của sản phẩm, trừ khi có hướng dẫn đặc biệt khác của khách hàng.

Để xem xét độ không đảm bảo đo cần xem các Phụ lục J và K, trong đó đã đưa ra hướng dẫn về xác định độ không đảm bảo đo có liên quan đến các thông số và giá trị do thu được từ các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trên một nhóm các loại thép và hợp kim nhôm.

CHÚ DẪN:

A độ giãn dài tương đối sau đứt [được xác định từ tín hiệu của máy đo độ giãn hoặc trực tiếp từ mẫu thử (xem 20.1)]

Ag độ giãn dẻo tương đối ở lực lớn nhất

Agt độ giãn dài tương đối tổng ở lực lớn nhất

At độ giãn dài tương đối tổng ở vết phá hủy lớn nhất

e độ giãn dài tương đối

mE độ dốc của phần đàn hồi của đường cung ứng suất – độ giãn dài tương đối

R ứng suất

Rm giới hạn bền kéo

Δe kích thước phần nằm ngang trên đồ thị (để xác định Ag, xem Điều 17, để xác định Agt xem Điều 18)

Hình 1 – Các định nghĩa độ giãn

CHÚ DẪN:

e độ giãn dài tương đối

R ứng suất

ReH giới hạn chảy trên

ReL giới hạn chảy dưới

a hiệu ứng chuyển tiếp ban đầu

Hình 2 – Ví dụ về các giới hạn chảy trên và dưới cho các kiểu đường cong khác nhau

CHÚ DẪN:

e độ giãn dài tương đối

ep độ giãn dẻo tương đối quy định

R ứng suất

Rp giới hạn dẻo, độ giãn dẻo

Hình 3 – Giới hạn dẻo, độ giãn dẻo, Rp (Xem 13.1)

CHÚ DẪN:

e độ giãn dài tương đối

et độ giãn dài tổng tương đối

R ứng suất

Rt giới hạn dẻo, độ giãn dài tổng

Hình 4 – Giới hạn dẻo, độ giãn dài tổng, Rt

CHÚ DẪN:

e độ giãn dài tương đối

er độ giãn do biến dạng dư hoặc độ giãn dài tương đối

R ứng suất

Rr giới hạn bền quy ước

Hình 5 – Giới hạn bền quy ước, Rr

CHÚ DẪN:

e độ giãn dài tương đối

ep độ giãn dẻo tương đối quy ước

R ứng suất

Rp giới hạn dẻo, độ giãn dẻo

Hình 6 – Giới hạn dẻo, độ giãn dẻo, Rp phương pháp lựa chọn (xem 13.1)

1.   a) Phương pháp đường nằm ngang                     b) Phương pháp hồi quy

CHÚ DẪN:

Ae độ giãn tương đối tại điểm chảy

e độ giãn dài tương đối

R ứng suất

ReH giới hạn chảy trên

a đường nằm ngang qua điểm cực tiểu cục bộ cuối cùng trước khi tăng bền cơ học đồng đều

b đường hồi quy qua phạm vi chảy dẻo trước khi tăng bền cơ học đồng đều

c đường tương đương với độ dốc lớn nhất của đường cong xảy ra tại lúc bắt đầu tăng bền cơ học đồng đều

Hình 7 – Các phương pháp đánh giá khác nhau về độ giãn của điểm chảy tương đối, Ae

 

1.   c) Trường hợp đặc biệt của trạng thái a ứng suất – độ giãn dài tương đối

CHÚ DẪN:

e độ giãn dài tương đối

R ứng suất

ReH giới hạn chảy trên

Rm giới hạn bền kéo

a đối với các vật liệu có trạng thái này, không quy định giới hạn bền kéo theo tiêu chuẩn này. Nếu cần thiết, có thể có thỏa thuận riêng giữa các bên có liên quan

Hình 8 – Các kiểu đường cong ứng suất – biến dạng khác nhau để xác định giới hạn bền kéo, Rm

1.   a) Phương pháp A b) Phương pháp B

CHÚ DẪN

 tốc độ biến dạng

 tốc độ ứng suất

t tiến độ thời gian của thử kéo

tc thời gian điều khiển con trượt

tec thời gian điều khiển máy đo độ giãn hoặc thời gian điều khiển con trượt

tel phạm vi thời gian (trạng thái đàn hồi) để xác định các thông số được liệt kê (xem Bảng 1 về tên gọi)

tf phạm vi thời gian (thường là tới khi đứt) để xác định các thông số được liệt kê (xem Bảng 1 về tên gọi)

tpl phạm vi thời gian (trạng thái dẻo) để xác định các thông số được liệt kê (xem Bảng 1 về tên gọi)

1 Phạm vi 1:  = 0,00007s-1, với dung sai tương đối ±20%

2 Phạm vi 2:  = 0,00025s-1, với dung sai tương đối ±20%

3 Phạm vi 3:  = 0,002s-1, với dung sai tương đối ±20%

4 Phạm vi 4:  = 0,0067s-1, với dung sai tương đối ±20% (0,4min-1, với dung sai tương đối ±20%)

a được khuyến nghị

b phạm vi được mở rộng tới các tốc độ thấp hơn, nếu máy thử không có khả năng đo hoặc điều khiển tốc độ biến dạng (xem 10.4.2.5)

CHÚ THÍCH: Tốc độ biến dạng trong phạm vi đàn hồi đối với phương pháp B được tính toán từ tốc độ ứng suất khi sử dụng mođun Young bằng 210.000 MPa (thép)

Hình 9 – Hình minh họa các tốc độ biến dạng được sử dụng trong thử kéo, nếu ReH, ReL, Rp, Rt, Rm, Ag, Agt, A, At và Z được xác định

CHÚ DẪN:

e độ giãn dài tương đối

R ứng suất

a các giá trị giả do sự tăng đột ngột của tốc độ biến dạng

b trạng thái ứng suất – biến dạng nếu tốc độ biến dạng tăng lên đột ngột

CHÚ THÍCH: Về các định nghĩa cho các thông số, xem Bảng 1.

Hình 10 – Hình minh họa về sự không liên tục không cho phép ở đường cong ứng suất – biến dạng

1.   a) Trước khi thử

2.   b) Sau khi thử

CHÚ DẪN:

ao chiều dày ban đầu của mẫu thử phẳng hoặc chiều dày thành ống

bo chiều rộng ban đầu của phần song song của mẫu thử phẳng

Lc chiều dài của phần song song

Lo chiều dài cữ ban đầu

Lt tổng chiều dài của mẫu thử

Lu chiều dài cữ lần cuối sau đứt

So diện tích mặt cắt ngang ban đầu của phần song song

1 các đầu kẹp

CHÚ THÍCH: Hình dạng của các đầu mẫu thử đã cho chỉ có tính chất hướng dẫn